Skip to content

Trí tuệ nhân tạo và cuộc sống

Tóm lược nội dung

Bài này trình bày đôi nét về AI trong thực tế, bao gồm:

  • Những lĩnh vực công nghệ và đời sống phát triển nhờ AI
  • Một số ứng dụng AI thực tế
  • AI tạo sinh
  • Những cảnh báo về mặt trái của AI

Những lĩnh vực có ứng dụng AI

  1. Y tế và chăm sóc sức khỏe:

    • Chẩn đoán bệnh thông qua phân tích hình ảnh y tế.
    • Phát triển thuốc mới.
    • Dự đoán dịch bệnh và quản lý sức khỏe cộng đồng.
  2. Giáo dục:

    • Hệ thống học tập cá nhân hóa.
    • Chấm điểm tự động.
    • Trợ giảng ảo.
  3. Sản xuất và công nghiệp:

    • Tự động hóa quy trình sản xuất
    • Bảo trì dự đoán
    • Kiểm soát chất lượng
  4. Nông nghiệp:

    • Canh tác chính xác (1)

      1. Còn gọi là nông nghiệp chính xác, đề cập đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, quá trình phân tích dữ liệu và các biện pháp quản lý nhằm tối ưu hóa hiệu quả, năng suất và tính bền vững của hoạt động nông nghiệp. Mục tiêu của canh tác chính xác là bảo đảm cây trồng và đất nhận được chính xác những gì chúng cần để có sức khỏe và năng suất tối ưu, trong khi vẫn giảm thiểu được chất thải và tác động đến môi trường.
    • Dự báo năng suất cây trồng

    • Quản lý tài nguyên nước
  5. Dịch vụ khách hàng:

    • Chatbot và trợ lý ảo
    • Phân tích tình cảm khách hàng
    • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
  6. Tài chính và ngân hàng:

    • Giao dịch tự động
    • Phát hiện gian lận
    • Đánh giá rủi ro tín dụng
  7. Tiếp thị và quảng cáo:

    • Phân tích hành vi người dùng
    • Quảng cáo có mục tiêu
    • Tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị
  8. Giao thông vận tải:

    • Xe tự hành
    • Tối ưu hóa lộ trình
    • Quản lý giao thông thông minh
  9. An ninh và giám sát:

    • Nhận dạng khuôn mặt
    • Phát hiện mối đe dọa
    • Phân tích video thông minh
  10. Giải trí:

    • Trò chơi với AI thông minh
    • Gợi ý nội dung cá nhân hóa
    • Tạo nội dung tự động (nhạc, video)

Những ứng dụng AI thực tế

  1. Công cụ tìm kiếm:

  2. Hệ thống dịch thuật:

  3. Trợ lý ảo:

    • Apple Siri
    • Google Assistant (sẽ ngừng trong tương lai)
    • Amazon Alexa
    • Microsoft Cortana (đã ngừng)
    • Samsung Bixby
  4. Hệ thống đề xuất:

    • Netflix (gợi ý phim/series)
    • Spotify (gợi ý nhạc)
    • Amazon (gợi ý sản phẩm)
    • Hệ thống đề xuất nội dung (hoặc news feed) của các mạng xã hội
  5. Hệ thống nhận diện khuôn mặt:

    • Face ID của Apple
    • Clearview AI (sử dụng trong an ninh)
  6. Hệ thống xử lý ảnh:

  7. Hệ thống xe tự hành:

  8. Chatbot và mô hình ngôn ngữ lớn:

  9. Game:

    • Deep Blue (IBM)
    • AlphaGo và AlphaZero (Google DeepMind)
    • AI trong các game
  10. Hệ thống phát hiện gian lận:

    • PayPal có hệ thống phát hiện giao dịch đáng ngờ
  11. Hệ thống hỗ trợ y tế:

    • IBM Watson for Oncology (hỗ trợ chẩn đoán ung thư)
    • Google DeepMind Health
  12. Hệ thống tự động hóa trong sản xuất:

    • Siemens MindSphere
    • GE Predix
  13. Hệ thống dự báo thời tiết:

    • IBM GRAF (Global High-Resolution Atmospheric Forecasting System)
  14. Hệ thống an ninh mạng:

Những hệ thống này chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều ứng dụng AI đang hoạt động trong thực tế. AI đang được tích hợp vào nhiều khía cạnh của cuộc sống, âm thầm cải thiện hiệu suất và trải nghiệm của người dùng.

Google Cloud Blog: real-world gen AI use cases

Đọc thêm tại 185 real-world gen AI use cases from the world's leading organizations

AI tạo sinh

Khái niệm

AI tạo sinh là một nhánh của AI tập trung vào việc tạo ra các nội dung mới từ dữ liệu đầu vào. Thay vì chỉ phân tích hoặc phân loại dữ liệu, các mô hình AI tạo sinh có năng lực sinh ra dữ liệu mới mà không phải là bản sao của dữ liệu huấn luyện ban đầu. Dữ liệu mới được tạo ra có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, hoặc các dạng nội dung khác.

Công nghệ cơ bản

AI tạo sinh sử dụng những công nghệ sau:

  • Mô hình mạng thần kinh tạo sinh: Generative Adversarial Networks (GANs) và Variational Autoencoders (VAEs).
  • Các mô hình ngôn ngữ lớn, chẳng hạn như GPT (Generative Pre-trained Transformer).

Năng lực

  • Tạo văn bản:

    Viết bài báo, sáng tác thơ, tạo ra kịch bản, viết mã lập trình.

  • Tạo hình ảnh:

    Vẽ tranh, tạo ra hình ảnh mới dựa trên mô tả bằng văn bản, tạo ra hình ảnh giả nhưng chân thực.

  • Tạo âm nhạc và âm thanh:

    Sáng tác nhạc mới, tạo ra âm thanh từ các phong cách khác nhau.

  • Tạo video:

    Tạo ra video ngắn, chỉnh sửa video.

Ứng dụng thực tế

Những cảnh báo về mặt trái của AI

AI mang lại nhiều lợi ích nhưng cùng với đó là những mối nguy hiểm và thách thức.

Việc làm

  • Thất nghiệp và thay thế lao động: AI có năng lực tự động hóa, nhất là trong những công việc lặp đi lặp lại và không đòi hỏi kỹ năng cao. Điều này có thể dẫn đến mất việc làm ở quy mô lớn.

  • Chênh lệch kỹ năng: Sự phát triển của AI tạo ra nhu cầu mới về các kỹ năng cao cấp, đồng thời làm gia tăng khoảng cách kỹ năng giữa những người có trình độ công nghệ cao và những người không có kỹ năng này.

Đạo đức

  • Thiên vị: AI có thể học và sao chép các thành kiến từ dữ liệu mà nó được huấn luyện, dẫn đến các quyết định không công bằng hoặc phân biệt đối xử.

  • Quyết định: Năng lực tự chủ, tự ra quyết định mà không có sự giám sát của con người có thể dẫn đến việc ra quyết định thiếu nhân văn hoặc thiếu cân nhắc các yếu tố đạo đức.

An ninh

  • Vũ khí được "AI hoá": AI có thể bị sử dụng cho các mục đích quân sự hoặc khủng bố, chẳng hạn như: vũ khí tự động, các hệ thống giám sát có tính năng nhận diện và theo dõi.

  • Chiến tranh thông tin: AI có thể bị sử dụng để tạo ra và lan truyền thông tin sai lệch, làm tăng nguy cơ chiến tranh thông tin.

An ninh mạng

  • Tấn công mạng: AI có thể bị sử dụng để phát triển các cuộc tấn công mạng phức tạp hơn, khó phát hiện và phòng chống.

  • Chạy đua vũ trang công nghệ: Khi các tổ chức an ninh lẫn các tổ chức tội phạm sử dụng AI, cuộc đua vũ trang trong an ninh mạng có thể trở nên khốc liệt, gây ra môi trường ngày càng phức tạp và nguy hiểm.

Quyền riêng tư

  • Giám sát hàng loạt: AI có năng lực xử lý và phân tích dữ liệu từ hàng tỷ thiết bị, dẫn đến việc giám sát hàng loạt, vi phạm quyền riêng tư cá nhân.

  • Dữ liệu nhạy cảm: Sử dụng AI để thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến việc bị lộ hoặc sử dụng sai mục đích dữ liệu nhạy cảm, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức.

Cần có các quy định và biện pháp quản lý để kiểm soát các rủi ro trên, bảo đảm bảo AI được phát triển và ứng dụng một cách có trách nhiệm, phù hợp với các giá trị đạo đức và lợi ích của xã hội.

Some English words

Vietnamese Tiếng Anh
AI tạo sinh Generative AI
mô hình ngôn ngữ lớn LLM - Large Language Model
nhận diện gương mặt face recognition
phát hiện gương mặt face detection