Analytical Engine Năm 1837

Nhà khoa học người Anh Charles Babbage thiết kế cỗ máy gọi là Analytical Engine có các yếu tố cơ bản của một máy tính đa năng (general-pupose conputer) như đơn vị logic số học, luồng điều khiển và bộ nhớ, có thể xem là tiền thân của máy tính hiện đại.

Turing Machine Năm 1936

Nhà khoa học người Anh Alan Turing trình bày khái niệm về cỗ máy, gọi là Turing Machine, có khả năng giải quyết các bài toán bằng trình tự các bước của thuật toán, đặt nền móng cho lý thuyết khoa học máy tính hiện đại.

ENIAC Năm 1945-1946

ENIAC (The Electronic Numerical Integrator and Computer) là một trong những máy tính đa năng đầu tiên trên thế giới, được sử dụng cho các tính toán khoa học và quân sự.

UNIVAC I Năm 1951

Máy tính UNIVAC I (Universal Automatic Computer I) trở thành máy tính thương mại đầu tiên tại Mỹ.

Fortran Năm 1957

IBM phát triển Fortran (Formula Translation), là ngôn ngữ lập trình bậc cao đầu tiên trên thế giới, mở ra cuộc cách mạng phát triển phần mềm khi giúp lập trình viên viết mã lệnh dễ hơn cho máy tính.

ARPANET Năm 1969

Mạng ARPANET (The Advanced Research Projects Agency Network) ra đời, cho phép các nhà nghiên cứu có thể chia sẻ thông tin bằng tín hiệu điện tử. Đây là thành tựu đột phá, tiền thân của mạng Internet ngày nay.

Intel 4004, UNIX và TCP/IP Thập niên 1970

Sự phát triển của các bộ vi xử lý, chẳng hạn như Intel 4004, đánh dấu bước chuyển dịch sang các máy tính nhỏ với chi phí thấp, dẫn đến gia tăng số lượng các máy tính cá nhân.

Ken Thompson và Dennis Ritchie phát triển hệ điều hành UNIX, trở thành nền tảng cho nhiều hệ điều hành khác, trong đó có Linux.

Bộ giao thức TCP/IP (The Transmission Control Protocol and Internet Protocol) được phát triển để chuẩn hóa giao tiếp trên mạng ARPANET, hình thành nên nền tảng cho mạng Internet hiện đại.

Personal Computer Năm 1981

IBM trình làng máy tính cá nhân, đặt ra tiêu chuẩn cho phần cứng và phần mềm giúp máy tính cá nhân trở nên phổ biến.

World Wide Web Năm 1991

Nhà khoa học người Anh Tim Berners-Lee phát minh hệ thống WWW (World Wide Web), tạo nên cuộc cách mạng về truy cập và chia sẻ thông tin trên Internet.

Linus Torvalds tung ra nhân của hệ điều hành mã nguồn mở Linux (Linux kernel), làm nên một thành phần quan trọng trong các hệ thống máy tính.

Google Search Engine Năm 1998

Google trình làng cỗ máy tìm kiếm hiệu quả và chính xác, gọi là Google Search Engine, đánh dấu cuộc cách mạng về tìm kiếm thông tin trên Internet.

Smartphone Thập niên 2000

Sự ra đời của điện thoại thông minh đã kết hợp được sức mạnh tính toán, khả năng kết nối và tính di động với nhau, làm thay đổi cách con người tương tác với công nghệ.

Machine Learning Từ 2010 đến nay

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tiến bộ vượt bậc, có những đột phát trong các nhánh như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và các autonomous system (tạm dịch là hệ thống tự quản).

Các công nghệ khác cũng đạt được những bước phát triển đáng kể: máy tính lượng tử, blockchain, thiết bị đeo điện tử thích ứng cơ thể, v.v...

ChatGPT Năm 2021

OpenAI ra mắt mô hình ChatGPT, được xem là cột mốc đáng chú ý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.