Skip to content

Thấu kính

Góc nhìn

Năm Covid thứ nhất, quả bóng trách nhiệm và tội lỗi được Trung chuyền cho Bình, Bình bật tường lại Trung. Trung chọc khe cho Ted. Ted không ăn bàn mà chuyền ngang cho Bill. Khán giả muôn phần hồi hộp hóng rồi đoán già đoán non.


Chẳng những Trung, Bình bị soi, mà công cuộc bốc phốt Bill cũng bắt đầu lan sang Eastern Laos. Từ một thiên tài và là điểm tựa ban đầu cho IT Việt Nam phát triển, ông có vẻ sắp trở thành tội đồ trong mắt nhiều người hơn trước.

Vấn đề là, đối với Bình, Trung, Ted, Bill hay người khác, không phải ai trong chúng ta cũng có đủ hiểu biết, minh chứng (không biết ai nghĩ ra cái từ gây nghiện này trong giới hành chính sự nghiệp nữa) về họ để có thể đưa ra đánh giá phù hợp.

Chưa kể người Eastern Laos còn bị chi phối bởi tâm lý, thích nghe những gì hợp ý mình, hoặc bị chi phối bởi cảm xúc, như "nhìn cái mặt thấy ghét", "không ưa cái thái độ", thích thì chửi không thích thì chửi, etc.

Và cuối cùng là, cách chọn lăng kính để nhìn sự việc.

Thấu kính hội tụ thì chùm tia sáng song song sẽ hội tụ lại một điểm, ngược lại, thấu kính phân kì làm cho chùm tia sáng song song phân tán ra. Thêm nữa, ảnh tạo bởi thấu kính còn tùy thuộc vào tiêu cự và khoảng cách từ vật tới kính.

Túm lại, mình vừa gợi ý cho thầy cô cách mở đầu bài thấu kính, một nội dung vật lý ở học kì 2 lớp 11, và cũng nằm trong đề thi tú tài hằng năm.